Skip to main content

Chuyển đổi số trong các lĩnh vực ưu tiên

     1. Lĩnh vực Du lịch:

     – Ưu tiên triển khai du lịch thông minh trên địa bàn tỉnh.

     – Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu giới thiệu các khu điểm du lịch, các điểm tham quan, di tích lịch sử…

     – Ứng dụng CNTT, truyền thông vào quảng bá hình ảnh, điểm đến du lịch của tỉnh, ứng dụng hiệu quả vào công tác quản lý.

     2. Lĩnh vực Nông nghiệp:

     – Tập trung thử nghiệm, hoàn thiện quy trình sản xuất gắn với chất lượng sản phẩm; quản lý chuỗi giá trị sản phẩm, truy xuất ngồn gốc.

     – Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.

     – Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu. Tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như: về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản.

     – Xây dựng mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp. Thúc đẩy cung cấp xây dựng CSDL thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai, để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số.

     – Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, xây dựng hình thành CSDL quy trình sản xuất gắn với chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

     – Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác quản lý, để có các chính sách, điều hành kịp thời phát triển nông nghiệp như dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch.

     3. Lĩnh vực giáo dục:

     – Triển khai và ứng dụng các nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để các công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; ứng dụng nền tảng chia sẻ tài nguyên dạy và học tập theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.

     – 100% cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa.

     – Đào tạo đội ngũ học sinh, sinh viên có kiến thức, nền tảng vững chắc về trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT.

    4. Lĩnh vực y tế:

     – Xây dựng và triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân.

     – Thử nghiệm triển khai sáng kiến “Mỗi người dân có một bác sĩ riêng” với mục tiêu mỗi người dân có một hồ sơ số về sức khỏe cá nhân.

     – Tổ chức triển khai phần mềm quản lý trạm y tế xã.

     – Triển khai hệ thống phần mềm HIS, LIS, RIS/PACS, EMR tuân thủ các
tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành.

     – Xây dựng và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng
bệnh dựa trên các công nghệ số

     5. Các lĩnh vực ưu tiên khác:

     5.1. Chuyển đổi số trong lĩnh vực Tài nguyên và môi trường:

     – Xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn toàn diện, nhằm quản lý hiệu quả lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

     – Xây dựng hoàn chỉnh các cơ sở dữ liệu về tài nguyên, khoáng sản phục vụ cho công tác quản lý.

     – Xây dựng CSDL nền địa lý.

     5.2. Chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông vận tải và logistics:

     – Phát triển các nền tảng kết nối giữa các chủ hàng, các nhà giao vận và khách hàng để phát triển thành một hệ thống một cửa để cho phép chủ hàng có thể tìm ra phương tiện tối ưu để vận chuyển hàng hóa và các kho bãi chính xác cũng như hỗ trợ việc đóng gói và hỗ trợ đăng ký, hoàn thiện các quá trình xử lý các văn bản hành chính liên quan.

     – Chuyển đổi việc quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện kinh doanh vận tải, quản lý người điều khiển phương tiện, cho phép quản lý kết cấu hạ tầng giao thông số, đăng ký và quản lý phương tiện qua hồ sơ số, cấp và quản lý giấy phép người điều khiển phương tiện số.

     5.3. Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng:

     – Xây dựng tài chính điện tử và thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, bền vững. Triển khai ứng dụng toàn diện công nghệ số trong các ngành thuế, hải quan, kho bạc, …

     – Chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại để cung cấp dịch vụ ngân hàng số.

     – Đẩy mạnh phát triển thanh toán di động, thanh toán không dùng tiền mặt.

     – Hỗ trợ khả năng tiếp cận vốn vay nhờ các giải pháp chấm điểm tín dụng với kho dữ liệu khách hàng và mô hình chấm điểm đáng tin cậy.

     5.4. Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp:

     – Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp theo hướng chú trọng phát triển các trụ cột: xây dựng chiến lược và cơ cấu tổ chức thông minh, xây dựng nhà máy thông minh, vận hành thông minh, tạo ra các sản phẩm thông minh, xây dựng dịch vụ về dữ liệu và phát triển kỹ năng số cho người lao động.

     – Nghiên cứu lựa chọn mô hình, đơn vị, doanh nghiệp thí điểm để nhân rộng giải pháp chuyển đổi số.